Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73319

TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ TRUNG SON

Ngày 12/04/2023 00:00:00

 Với những di chỉ núi đá vôi dày đặc còn lại cùng các tài liệu thành văn còn lưu giữ được. Từ rất sớm trên vùng đất Trung Sơn đã có con người sinh sống và lập nghiệp, chủ yếu là dân tộc Thái đến khai hoang, khẩn hoá những vùng đất rậm rập, núi non hiểm trở bồi đắp thành những bản làng.
              Xã Trung Sơn trước đây có tên gọi là Mường Páng[1], thời Pháp thuộc có tên là Phú Tán[2], thuộc Châu Quan Hóa.

Trước năm 1954, xã Phú Tán sáp nhập với xã Phú Trung đặt tên là xã Trung Thành. Đến năm 1963 xã Trung Sơn được tách ra từ xã Trung Thành theo Quyết định số 30, ngày 06/3/1963 của Hội đồng Chính phủ. Xã lúc mới thành lập gồm 4 bản: Xước, Táu Bán, Pượn và Chiềng Páng. Hiện nay xã có 6 bản, gồm: Ta Bán, Co Me, Chiềng, Pao, Pượn và bản Bó.

          Hiện nay xã Trung Sơn là một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 54 km về phía Tây.

Phía đông giáp xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

Phía Tây giáp xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp xã Trung Thành, huyện Quan Hóa;

Phía bắc giáp xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Tổng diện tích tích tự nhiên 7.680,59 ha. Tổng dân số là: 3.056 người (năm 2022). Trong đó nam 1517, nữ 1539. Dân số trong độ tuổi lao động 1783 người (chiếm 58,36%). Dân tộc Thái có 2140 người (chiếm 70,04%); dân tộc Mường 852 người (chiếm 27,87%); dân tộc Kinh 64 người (chiếm 2,09 %); tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36,09%; hộ cận nghèo 318 hộ, chiếm 40,41%.

Sau khi được chia từ xã Trung Thành ra Bộ máy Đảng, chính quyền của xã Trung Sơn được kiện toàn;

Đến Tháng 5 - 1963,  Đại hội Chi uỷ, Chi bộ xã Trung Sơn lần thứ I được tiến hành. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của chi bộ trong thời gian trước mắt và bầu 9 đồng chí vào Chi ủy, nhiệm kỳ 1963 - 1966. Đồng chí Trương Công Ý được bầu làm Bí thư Chi uỷ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, đồng chí Hà Văn Chắng được bầu Phó Bí thư, Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Vi Văn Ưng được bầu Ủy viên Trực Đảng. Các tổ chức đoàn thể quần chúng trong xã như Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ cũng được thành lập và đi vào hoạt động.

Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 1966 – 1968. Đại hội bầu ra BCH gồm 9 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên đã bầu đồng chí Hà Văn Tưng làm Bí thư; đồng chí Hà Văn Chắng làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Vi Văn Ưng được bầu Uỷ viên Ban Thường vụ.

Đại hội đã ra nghị quyết cho nhiệm kỳ 1966 – 1968 là: “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi ổn định lương thực, thực phẩm cho nhân dân và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước”. Chỉ đạo nhân dân sơ tán, đảm bảo tất các điểm phòng không và động viên con em lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Tháng 6 năm 1968, Đại hội lần thứ 3 nhiệm kỳ (1968- 1970) được tổ chức.

         Đại hội bầu ban BCH gồm 9 đồng chí. Trong  phiên họp thứ nhất. Ban Chấp hành bầu đồng chí Hà Văn Ngò được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình được bầu làm Phó bí thư – Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Đinh Công Úi được bầu  ủy viên trực Đảng.

        Trên cơ sở phân tích tình  hình  khách quan và chủ quan, đại hội đã đề ra nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Đại hội chỉ rõ “tiếp tục tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đảm bảo an toàn tính mạng tài sản cho nhân dân, động viên nhân”.

         Ngày 15 tháng 5 năm 1970, Đại hội lần thứ 4 nhiệm kỳ (1970 -1972) được tổ chức. Đại hội bầu ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, ban chấp hành bầu đồng chí Bùi Chí Ngân đảm nhận chức danh Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBHC xã;  đồng chí Đinh Công Inh được bầu ủy viên trực.

          Đại hội xác định nhiệm vụ của nhiệm kỳ này là, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, đóng góp sức người, sức của cho chiến trường.

          Tháng 3 năm 1972, Đại hội lần thứ 5 nhiệm kỳ (1972-1974). Đại hội đánh giá công tác chỉ đạo, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị trong thời gian qua và qua đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo là: Xây dựng một xã phát triển về nghề rừng, phát triển các loại cây công nghiệp, đưa chăn nuôi lên thành sản xuất chính về lương thực phấn đấu tự túc, tự cấp hoàn toàn trong xã.

           Đại hội bầu ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất ban chấp hành bầu đồng chí Ngân Văn Uổn được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình bầu làm Phó bí thư - Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Lương Văn Nhiệu được bầu làm ủy viên trực Đảng.

        Tháng 5 năm 1974,  Đại hội lần thứ 6 nhiệm kỳ (1974 -1976) được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm tình hình công tác Đảng, tình hình sản xuất, văn  hóa, giáo dục, y tế an ninh quốc phòng trong thời gian qua Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho khóa 6 là “về văn hóa, giáo dục, y tế, các ngành kinh tế khác được đẩy mạnh, đời sống quần chúng đa số được giữ vững, có mặt đã được cải thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước có nhiều kết quả .   

         Đại hội đã bầu ban chấp hành khóa 6 gồm 7 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, ban chấp hành bầu đồng chí Cù Ngọc Tuấn làm Bí thư;  đồng chí Đinh Công Inh được bầu làm Phó bí thư phụ trách chính quyền; đồng chí Hà Văn Khiệng được bầu làm Trực đảng.

      Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 6, ra lời kêu gọi và phát động trong toàn Đảng, toàn dân trong xã tiếp tục thực hiện 4 phong trào; (phong trào tòng quân chống Mỹ cứu nước; phong trào làm thủy lợi và khai hoang; phong trào chăn nuôi và làm phân bón; phong trào học tập  văn  hóa, khoa học, kỹ thuật, quản lí kinh tế).

      Đại hội lần thứ 7, nhiệm kỳ (1976 - 1978) được tổ chức, Đại hội thảo luận, đánh giá kiểm điểm công tác lãnh đạo trong nhiệm kỳ qua, đồng thời thông qua phương hướng, nhiệm vụ cho sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.

 Đại hội bầu Ban chấp hành khoá 7 nhiệm kỳ 1976- 1978 gồm có 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành bầu Đồng chí Hà Xuân Pách được bầu làm Bí thư; đồng chí Đinh Công Inh được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm Trực Đảng.

      Đại hội khai mạc vào ngày 08/5/1978, tại bản Chiềng. Đại hội bầu Ban chấp hành khoá 8 nhiệm kỳ 1978- 1981 gồm có 9 đồng chí. Đồng chí Hà Xuân Pách được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm trực Đảng.

Đại hội đã đưa ra Nghị quyết về phát động phong trào thi đua trong toàn dân, toàn Đảng đó là nâng cao chiến dịch khai hoang, mở rộng diện tích để sản xuất lúa, màu. Học tập và áp dụng kinh nghiệm của HTX Định Công trong việc khoán việc đến từng lao động xã viên, phát huy kinh nghiệm của các HTX tiên tiến.

Đại hội lần thứ 9, nhiệm kỳ 1981 – 1983. Đại hội diễn ra trong 2 ngày 12 - 13/5/1981 Đại hội đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho nhiệm kỳ khoá 9 là: “Đẩy mạnh và phát triển sản xuất ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ tổ quốc. Ra sức đấu tranh khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong quản lý kinh tế, xã hội”

Đại hội bầu Đồng chí Lương Văn Nhiệu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Dòm được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm trực Đảng;

Đại hội lần thứ 10, nhiệm kỳ 1983 – 1985 Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, trong phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu: đồng chí Lương Văn Nhiệu làm Bí thư; đồng chí Hà Văn Hung làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Phạm Ngọc Sời trực Đảng.

Đại hội lần thứ 11,  nhiệm kỳ 1985 – 1987. Đại hội được tiến hành vào tháng 5 năm 1985. Đại hội bầu đồng chí Hà Văn Hung làm Bí thư; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu trực đảng.

Đại hội lần thứ 12, (nhiệm kỳ 1988 - 1990) được tổ chức, đại hội làm việc trong không khí khẩn trương, nghiêm túc. Sau 2 ngày làm việc, Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí: Đồng chí Hà Văn Hung được bầu làm Bí thư [3]; đồng chí Phạm Hùng Biên được bầu làm Phó Bí thư -  Chủ tịch UBND; đồng chí  Vi Văn Thiền được bầu làm trực Đảng.

Đại hội đã thảo luận và nêu lên những thành tựu đạt được, đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12.

Đại hội lần thứ 13, nhiệm kỳ 1990 – 1995 Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Đại hội tiến hành vào tháng 5 – 1990, tại bản Chiềng. Đại hội bầu đồng chí Phạm Bá Thiền làm Bí thư; đồng chí Phạm Hùng Biên được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu Trực Đảng.

Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhiệm kỳ trước, khẳng định những thành tựu đạt được. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra mục tiêu, phương hướng của nhiệm kỳ 1991 – 1995 là: Chú trọng phát triển hàng hóa từ lâm nghiệp, trọng tâm là cây luồng, vầu, nứa, gỗ, sản lượng lương thực quy thóc tăng dần qua các năm.

        Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 14, nhiệm kỳ 1996 – 2000. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 7 đồng chí[4]. Tại phiên họp đầu tiên BCH bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ gồm đồng chí Phạm Bá Thiền được bầu làm Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Vi Văn Thằn được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Thường trực Đảng uỷ.

Thực hiện chủ trương của Huyện uỷ Quan Hóa, trong 2 ngày 20, 21  tháng 5 năm 2000, tại hội trường ủy ban nhân dân xã, Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 15 đã được tổ chức. Đại hội đã sôi nổi thảo luận và tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ qua.

Đại hội bầu 9 đồng chí[5] vào Ban Chấp hành Đảng bộ khoá 15, nhiệm kỳ (2000 – 2005). Tại phiên họp thứ nhất, BCH đã bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ; Đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND; đồng chí Phạm Minh Thiệm  được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu làm Thường trực Đảng ủy.

      Vào ngày 20/5/2005, tại UBND xã Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Thực hiện Chỉ thị số 46 ngày 06 /12 /2004 và kế hoạch hướng dẫn của Huyện ủy Quan Hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ triển khai kế hoạch chỉ đạo các Chi bộ tiến tới tổ chức Đại hội. Tháng 7 năm 2005, Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 16 được tiến hành. Quán triệt chỉ đạo Đại hội của cấp trên, Đại hội Đảng bộ làm việc với tinh thần “Trí tuệ - dân chủ - đoàn kết - đổi mới”.      Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 11 đồng chí[6].Trong phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ gồm đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã; đồng chí Phạm Minh Thiệm được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu làm Thường trực Đảng ủy.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn khóa 17, nhiệm kỳ 2010-2015 được tiến hành từ ngày 21- 22/5 /2010. Đại hội đã bầu 13 đồng chí[7] vào BCH Đảng bộ; BCH bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã; đồng chí Vi Thành Thoa được bầu làm Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Thạch Sanh được bầu làm uỷ viên Ban Thường vụ trực.

    Đại hội Đảng bộ khóa 17 đã đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp: Về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tập trung phát triển toàn diện ngành chăn nuôi.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 18, nhiệm kỳ 2015 – 2020 được tiến hành từ ngày 30 -31/5/2015 tại hội trường UBND xã Trung Sơn. Với sự có mặt của 121 đảng viên về dự đại hội.

          Đại hội rất phấn khởi được đón đồng chí Lữ Quốc Nhượng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

          Đại hội đã làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, đoàn kết và đổi mới. Sau khi nghe đoàn Chủ tịch trình bày báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Đảng bộ xã khoá 17 trình tại đại hội 18, cùng với các ý kiến thảo luận. Đại hội thống nhất.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ xã khoá 18 gồm 13 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ: đồng chí Phạm Thạch Sanh được bầu Bí thư Đảng uỷ xã; đồng chí Đinh Xuân Diện được bầu Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Vi Thành Thoa được bầu Phó Bí thư trực Đảng

Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Huyện Quan Hoá lần thứ 22 gồm 08 đồng chí; 01 đồng chí đại biểu dự khuyết.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn khóa 19, nhiệm kỳ 2020 – 2025, được tiến hành từ ngày 08 – 09/6/2020 với sự tham gia của 154 đảng viên trong toàn Đảng bộ. 

Đại hội rất phấn khởi được đón đồng chí Lữ Quốc Nhượng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

          Đại hội đã làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, đoàn kết và đổi mới.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ xã khoá 19 gồm 12 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ: đồng chí Nguyễn Tuấn Anh được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã; đồng chí  Phạm Văn Diện được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Bá Nhạn được bầu làm Phó Bí thư Thường trực trực Đảng uỷ

Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại dự Đại hội Đảng bộ Huyện Quan Hoá lần thứ 23 gồm 08 đồng chí là đại biểu chính thức; 01 đồng chí đại biểu dự khuyết.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 19 là Đại hội của “Đoàn kết - kỷ cương - đổi mới - phát triển”.

Tháng 4/2022, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã được Ban thường vụ Huyện ủy cho thôi tham gia BVT, BCH và thôi giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trung Sơn để tham gia BTV, BCH và giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn; đồng chí Ngô Sĩ Tâm, Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện, đại biểu HĐND huyện khóa XX được chỉ định tham gia BTV, BCH và giữ chức Bí thư Đảng ủy xã.

Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành Đảng bộ xã Trung Sơn (06/3/1963 – 06/3/2023), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; sự quan tâm, giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Trung Sơn đã chung sức chung lòng xây dựng quê hương bản làng ngày một tươi đẹp. Hơn nửa thế kỷ qua, là chặng đường ngắn ngủi so với tiến trình phát triển của dân tộc, cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới.

Trong chặng đường đấu tranh gian khổ đó, Đảng bộ cùng nhân dân các dân tộc xã nhà đã đạt được những thành tựu rực rỡ đó là: Sau khi có Đảng lãnh đạo, ánh sáng của Đảng đã nhanh chóng chiếu rọi đến từng bản làng xa nhất của quê hương, thông qua những người đảng viên đầu tiên - đó là những hạt giống đỏ đã nảy mầm trên sỏi đá, phong trào cách mạng ở xã Trung Sơn phát triển mạnh mẽ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của huyện Quan Hóa cũng như tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với nhân dân cả nước chiến đấu và chiến thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phái tây Nam tổ quốc, mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến đó, đồng bào các dân tộc xã Trung Sơn đã không tiếc máu xương, công sức đóng góp cho cuộc kháng chiến. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tất cả cho kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; Trong hơn nửa thế kỷ qua đầy những thử thách, cam go, song Đảng bộ xã Trung Sơn đã khẳng định những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới.

      Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ huyện Quan Hóa. Đảng bộ và nhân dân Trung Sơn tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. Nhờ tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của Nhà nước kết hợp với đặc điểm tình hình và các thế mạnh của địa phương. Trung Sơn đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân, từng bước khôi phục lại nền kinh tế vốn đã kiệt quệ do chiến tranh gây ra.

Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm thường xuyên, đã giải quyết được nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục ở bậc Tiểu học, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa.. Trạm y tế xã với đội ngũ y sĩ có nghiệp vụ ngày càng cao đủ khả năng phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương.

Phong trào ”đền ơn, đáp nghĩa” đối với những người có công với nước được toàn dân hưởng ứng. Công tác xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng được mở rộng.

Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn được giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố. Nhân dân nêu cao tinh thần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác xây dựng Đảng được củng cố và tăng cường về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từng bước được đổi mới về phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và được phát huy trên các lĩnh vực

Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ Trung Sơn đã rút ra được một số bài học thực tiễn trong quá trình vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương như sau:

1. Luôn quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp vào tình hình thực tế của địa phương

Kể từ khi tách khỏi Đảng bộ thuộc xã Trung Thành (1963) đến nay đã 60 nǎm. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quan Hóa, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Sơn đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Chính vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung Sơn cũng luôn giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chấp hành và vận dụng đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng của Đảng ta vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

2. Giữ vững truyền thống gắn bó máu thịt vốn có giữa Đảng bộ và nhân dân. Dựa vào sức mạnh của nhân dân để thực hiện thắng lợi các phong trào cách mạng tại địa phương

Từ những bài học kinh nghiệm đúc kết được qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và 02 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam có thể thấy, những thắng lợi của Đảng bộ có được là nhờ vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy mà ngày nay Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển xã nhà. Mọi hoạt động của Đảng bộ đều phải đáp ứng đúng lợi ích và tâm tư nguyện vọng chính chính đáng của nhân dân. Luôn nắm vững bài học lấy dân làm gốc.

3. Chú trọng xây dựng bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng vững mạnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong tình hình mới

Ủy ban nhân dân thường xuyên cải cách bộ máy và năng lực hoạt động để chính quyền thực sự là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý điều hành, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém.

 Không ngừng kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân xã. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội.

Đảng bộ luôn khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng bộ và Chính quyền luôn quan tâm, hỗ trợ để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

4. Đảng bộ thường xuyên chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Yếu tố được Đảng bộ quan tâm hàng đầu là việc giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên trẻ. Luôn giữ vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng trong đó có việc tự phê bình và phê bình được coi là việc làm thường xuyên. Động viên, giúp đỡ đảng viên học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Coi trọng công tác phát triển đảng viên mới để đảm bảo đội ngũ kế thừa.

Từ những bài học kinh nghiệm qua 60 năm xây dựng và trưởng thành về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị của xã nhà. Trong thời gian tới sẽ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phát huy hơn nữa để cùng cả nước tiến lên từng bước vững chắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



[1] Được gắn với nhân vật lịch sử đó là ông Tiều Páng (nghĩa là con cả), ông là người đầu tiên khai khẩn vùng đất xã Trung Sơn. Chuyện kể rằng ông Tiều Páng thuộc dòng dõi nhà Khằm Ban, Mường Ca Da được cử đến mở mang bờ cõi vùng đất Trung Sơn. Hiện nay, nhân dân rất tôn thờ và đặt tên Mường là Mường Páng. Truyền thuyết kể lại rằng, bản Bó ngày xưa là bản do người Lào đi buôn cư trú và hình thành bản, hiện nay vẫn còn khu nghĩa địa của người Lào. Đến thời phong kiến có ông Quan Tiến (tức là Hà Văn Cựa) đến và thành lập nên bản Bó đến  nay.

[2] Có nghĩa là một vùng đất rộng và trù phú giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, trong khi dân số sống dải dác phân tán.

[3] Đ/c Hà Văn Hung nghỉ công tác, sau đó đồng chí Phạm Bá Thiền thay

[4] Phạm Bá Thiền, Vi Văn Thằn, Lò Khăm Thanh, Lương Thanh Xuân, Lương Xuân Dách, Vi Văn Thiền, Phạm Hùng Mười.

[5] Lò Khằm Thanh, Phạm Minh Thiệm, Vi Văn Thiền, Lương Thanh Xuân, Lương Xuân Mới, Lương Thị Hừng, Phạm Bá Thiền, Phạm Hùng Mười, Phạm Thạch Sanh.

[6] Lò Khăm Thanh, Phạm Minh Thiệm, Vi Văn Thiền, Phạm Thạch Sanh, Lương Thanh Xuân, Lương Thị Hừng, Lương Xuân Mới, Hà Công Liêm, Lương Thành Đô, Đỗ Tuấn Anh, Phạm Hùng Mười.

[7]  Lò Khăm Thanh, Vi Thành Thoa, Phạm Thạch Sanh, Phạm Bá Tuế, Phạm Minh Thiệm, Lương Ngọc Tuấn, Lương Thanh Xuân, Lương Thành Đô, Lương Thị Hừng, Hà Công Liêm, Lương Thị Ngoàn, Đỗ Tuấn Anh, Lương Xuân Mới

TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ TRUNG SON

Đăng lúc: 12/04/2023 00:00:00 (GMT+7)

 Với những di chỉ núi đá vôi dày đặc còn lại cùng các tài liệu thành văn còn lưu giữ được. Từ rất sớm trên vùng đất Trung Sơn đã có con người sinh sống và lập nghiệp, chủ yếu là dân tộc Thái đến khai hoang, khẩn hoá những vùng đất rậm rập, núi non hiểm trở bồi đắp thành những bản làng.
              Xã Trung Sơn trước đây có tên gọi là Mường Páng[1], thời Pháp thuộc có tên là Phú Tán[2], thuộc Châu Quan Hóa.

Trước năm 1954, xã Phú Tán sáp nhập với xã Phú Trung đặt tên là xã Trung Thành. Đến năm 1963 xã Trung Sơn được tách ra từ xã Trung Thành theo Quyết định số 30, ngày 06/3/1963 của Hội đồng Chính phủ. Xã lúc mới thành lập gồm 4 bản: Xước, Táu Bán, Pượn và Chiềng Páng. Hiện nay xã có 6 bản, gồm: Ta Bán, Co Me, Chiềng, Pao, Pượn và bản Bó.

          Hiện nay xã Trung Sơn là một xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 54 km về phía Tây.

Phía đông giáp xã Cun Pheo, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

Phía Tây giáp xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa; Phía Nam giáp xã Trung Thành, huyện Quan Hóa;

Phía bắc giáp xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Tổng diện tích tích tự nhiên 7.680,59 ha. Tổng dân số là: 3.056 người (năm 2022). Trong đó nam 1517, nữ 1539. Dân số trong độ tuổi lao động 1783 người (chiếm 58,36%). Dân tộc Thái có 2140 người (chiếm 70,04%); dân tộc Mường 852 người (chiếm 27,87%); dân tộc Kinh 64 người (chiếm 2,09 %); tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36,09%; hộ cận nghèo 318 hộ, chiếm 40,41%.

Sau khi được chia từ xã Trung Thành ra Bộ máy Đảng, chính quyền của xã Trung Sơn được kiện toàn;

Đến Tháng 5 - 1963,  Đại hội Chi uỷ, Chi bộ xã Trung Sơn lần thứ I được tiến hành. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của chi bộ trong thời gian trước mắt và bầu 9 đồng chí vào Chi ủy, nhiệm kỳ 1963 - 1966. Đồng chí Trương Công Ý được bầu làm Bí thư Chi uỷ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, đồng chí Hà Văn Chắng được bầu Phó Bí thư, Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Vi Văn Ưng được bầu Ủy viên Trực Đảng. Các tổ chức đoàn thể quần chúng trong xã như Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ cũng được thành lập và đi vào hoạt động.

Đại hội lần thứ 2, nhiệm kỳ 1966 – 1968. Đại hội bầu ra BCH gồm 9 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên đã bầu đồng chí Hà Văn Tưng làm Bí thư; đồng chí Hà Văn Chắng làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Vi Văn Ưng được bầu Uỷ viên Ban Thường vụ.

Đại hội đã ra nghị quyết cho nhiệm kỳ 1966 – 1968 là: “Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi ổn định lương thực, thực phẩm cho nhân dân và đóng góp nghĩa vụ với nhà nước”. Chỉ đạo nhân dân sơ tán, đảm bảo tất các điểm phòng không và động viên con em lên đường làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Tháng 6 năm 1968, Đại hội lần thứ 3 nhiệm kỳ (1968- 1970) được tổ chức.

         Đại hội bầu ban BCH gồm 9 đồng chí. Trong  phiên họp thứ nhất. Ban Chấp hành bầu đồng chí Hà Văn Ngò được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình được bầu làm Phó bí thư – Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Đinh Công Úi được bầu  ủy viên trực Đảng.

        Trên cơ sở phân tích tình  hình  khách quan và chủ quan, đại hội đã đề ra nghị quyết và phương hướng nhiệm vụ trong năm tiếp theo. Đại hội chỉ rõ “tiếp tục tổ chức chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đảm bảo an toàn tính mạng tài sản cho nhân dân, động viên nhân”.

         Ngày 15 tháng 5 năm 1970, Đại hội lần thứ 4 nhiệm kỳ (1970 -1972) được tổ chức. Đại hội bầu ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, ban chấp hành bầu đồng chí Bùi Chí Ngân đảm nhận chức danh Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBHC xã;  đồng chí Đinh Công Inh được bầu ủy viên trực.

          Đại hội xác định nhiệm vụ của nhiệm kỳ này là, thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đẩy mạnh công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị, hoàn thành nghĩa vụ của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của quốc phòng, đóng góp sức người, sức của cho chiến trường.

          Tháng 3 năm 1972, Đại hội lần thứ 5 nhiệm kỳ (1972-1974). Đại hội đánh giá công tác chỉ đạo, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị trong thời gian qua và qua đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho những năm tiếp theo là: Xây dựng một xã phát triển về nghề rừng, phát triển các loại cây công nghiệp, đưa chăn nuôi lên thành sản xuất chính về lương thực phấn đấu tự túc, tự cấp hoàn toàn trong xã.

           Đại hội bầu ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất ban chấp hành bầu đồng chí Ngân Văn Uổn được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình bầu làm Phó bí thư - Chủ tịch UBHC xã; đồng chí Lương Văn Nhiệu được bầu làm ủy viên trực Đảng.

        Tháng 5 năm 1974,  Đại hội lần thứ 6 nhiệm kỳ (1974 -1976) được tổ chức. Đại hội đã kiểm điểm tình hình công tác Đảng, tình hình sản xuất, văn  hóa, giáo dục, y tế an ninh quốc phòng trong thời gian qua Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho khóa 6 là “về văn hóa, giáo dục, y tế, các ngành kinh tế khác được đẩy mạnh, đời sống quần chúng đa số được giữ vững, có mặt đã được cải thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước có nhiều kết quả .   

         Đại hội đã bầu ban chấp hành khóa 6 gồm 7 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất, ban chấp hành bầu đồng chí Cù Ngọc Tuấn làm Bí thư;  đồng chí Đinh Công Inh được bầu làm Phó bí thư phụ trách chính quyền; đồng chí Hà Văn Khiệng được bầu làm Trực đảng.

      Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 6, ra lời kêu gọi và phát động trong toàn Đảng, toàn dân trong xã tiếp tục thực hiện 4 phong trào; (phong trào tòng quân chống Mỹ cứu nước; phong trào làm thủy lợi và khai hoang; phong trào chăn nuôi và làm phân bón; phong trào học tập  văn  hóa, khoa học, kỹ thuật, quản lí kinh tế).

      Đại hội lần thứ 7, nhiệm kỳ (1976 - 1978) được tổ chức, Đại hội thảo luận, đánh giá kiểm điểm công tác lãnh đạo trong nhiệm kỳ qua, đồng thời thông qua phương hướng, nhiệm vụ cho sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.

 Đại hội bầu Ban chấp hành khoá 7 nhiệm kỳ 1976- 1978 gồm có 9 đồng chí. Trong phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành bầu Đồng chí Hà Xuân Pách được bầu làm Bí thư; đồng chí Đinh Công Inh được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm Trực Đảng.

      Đại hội khai mạc vào ngày 08/5/1978, tại bản Chiềng. Đại hội bầu Ban chấp hành khoá 8 nhiệm kỳ 1978- 1981 gồm có 9 đồng chí. Đồng chí Hà Xuân Pách được bầu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Tình được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm trực Đảng.

Đại hội đã đưa ra Nghị quyết về phát động phong trào thi đua trong toàn dân, toàn Đảng đó là nâng cao chiến dịch khai hoang, mở rộng diện tích để sản xuất lúa, màu. Học tập và áp dụng kinh nghiệm của HTX Định Công trong việc khoán việc đến từng lao động xã viên, phát huy kinh nghiệm của các HTX tiên tiến.

Đại hội lần thứ 9, nhiệm kỳ 1981 – 1983. Đại hội diễn ra trong 2 ngày 12 - 13/5/1981 Đại hội đề ra nhiệm vụ, phương hướng cho nhiệm kỳ khoá 9 là: “Đẩy mạnh và phát triển sản xuất ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ tổ quốc. Ra sức đấu tranh khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong quản lý kinh tế, xã hội”

Đại hội bầu Đồng chí Lương Văn Nhiệu làm Bí thư; đồng chí Phạm Bá Dòm được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm trực Đảng;

Đại hội lần thứ 10, nhiệm kỳ 1983 – 1985 Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí, trong phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu: đồng chí Lương Văn Nhiệu làm Bí thư; đồng chí Hà Văn Hung làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Phạm Ngọc Sời trực Đảng.

Đại hội lần thứ 11,  nhiệm kỳ 1985 – 1987. Đại hội được tiến hành vào tháng 5 năm 1985. Đại hội bầu đồng chí Hà Văn Hung làm Bí thư; đồng chí Phạm Ngọc Sời được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu trực đảng.

Đại hội lần thứ 12, (nhiệm kỳ 1988 - 1990) được tổ chức, đại hội làm việc trong không khí khẩn trương, nghiêm túc. Sau 2 ngày làm việc, Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí: Đồng chí Hà Văn Hung được bầu làm Bí thư [3]; đồng chí Phạm Hùng Biên được bầu làm Phó Bí thư -  Chủ tịch UBND; đồng chí  Vi Văn Thiền được bầu làm trực Đảng.

Đại hội đã thảo luận và nêu lên những thành tựu đạt được, đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12.

Đại hội lần thứ 13, nhiệm kỳ 1990 – 1995 Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Đại hội tiến hành vào tháng 5 – 1990, tại bản Chiềng. Đại hội bầu đồng chí Phạm Bá Thiền làm Bí thư; đồng chí Phạm Hùng Biên được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu Trực Đảng.

Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhiệm kỳ trước, khẳng định những thành tựu đạt được. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra mục tiêu, phương hướng của nhiệm kỳ 1991 – 1995 là: Chú trọng phát triển hàng hóa từ lâm nghiệp, trọng tâm là cây luồng, vầu, nứa, gỗ, sản lượng lương thực quy thóc tăng dần qua các năm.

        Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 14, nhiệm kỳ 1996 – 2000. Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 7 đồng chí[4]. Tại phiên họp đầu tiên BCH bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ gồm đồng chí Phạm Bá Thiền được bầu làm Bí thư Đảng uỷ; đồng chí Vi Văn Thằn được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Thường trực Đảng uỷ.

Thực hiện chủ trương của Huyện uỷ Quan Hóa, trong 2 ngày 20, 21  tháng 5 năm 2000, tại hội trường ủy ban nhân dân xã, Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 15 đã được tổ chức. Đại hội đã sôi nổi thảo luận và tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ qua.

Đại hội bầu 9 đồng chí[5] vào Ban Chấp hành Đảng bộ khoá 15, nhiệm kỳ (2000 – 2005). Tại phiên họp thứ nhất, BCH đã bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ; Đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND; đồng chí Phạm Minh Thiệm  được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu làm Thường trực Đảng ủy.

      Vào ngày 20/5/2005, tại UBND xã Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Thực hiện Chỉ thị số 46 ngày 06 /12 /2004 và kế hoạch hướng dẫn của Huyện ủy Quan Hóa, Ban Chấp hành Đảng bộ triển khai kế hoạch chỉ đạo các Chi bộ tiến tới tổ chức Đại hội. Tháng 7 năm 2005, Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 16 được tiến hành. Quán triệt chỉ đạo Đại hội của cấp trên, Đại hội Đảng bộ làm việc với tinh thần “Trí tuệ - dân chủ - đoàn kết - đổi mới”.      Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 11 đồng chí[6].Trong phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ gồm đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND xã; đồng chí Phạm Minh Thiệm được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Vi Văn Thiền được bầu làm Thường trực Đảng ủy.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn khóa 17, nhiệm kỳ 2010-2015 được tiến hành từ ngày 21- 22/5 /2010. Đại hội đã bầu 13 đồng chí[7] vào BCH Đảng bộ; BCH bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Lò Khăm Thanh được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã; đồng chí Vi Thành Thoa được bầu làm Phó Bí thư – Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Thạch Sanh được bầu làm uỷ viên Ban Thường vụ trực.

    Đại hội Đảng bộ khóa 17 đã đưa ra các chỉ tiêu, giải pháp: Về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tập trung phát triển toàn diện ngành chăn nuôi.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 18, nhiệm kỳ 2015 – 2020 được tiến hành từ ngày 30 -31/5/2015 tại hội trường UBND xã Trung Sơn. Với sự có mặt của 121 đảng viên về dự đại hội.

          Đại hội rất phấn khởi được đón đồng chí Lữ Quốc Nhượng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

          Đại hội đã làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, đoàn kết và đổi mới. Sau khi nghe đoàn Chủ tịch trình bày báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành Đảng bộ xã khoá 17 trình tại đại hội 18, cùng với các ý kiến thảo luận. Đại hội thống nhất.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ xã khoá 18 gồm 13 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ: đồng chí Phạm Thạch Sanh được bầu Bí thư Đảng uỷ xã; đồng chí Đinh Xuân Diện được bầu Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Vi Thành Thoa được bầu Phó Bí thư trực Đảng

Bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Huyện Quan Hoá lần thứ 22 gồm 08 đồng chí; 01 đồng chí đại biểu dự khuyết.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn khóa 19, nhiệm kỳ 2020 – 2025, được tiến hành từ ngày 08 – 09/6/2020 với sự tham gia của 154 đảng viên trong toàn Đảng bộ. 

Đại hội rất phấn khởi được đón đồng chí Lữ Quốc Nhượng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo Đại hội.

          Đại hội đã làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, dân chủ, đoàn kết và đổi mới.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ xã khoá 19 gồm 12 đồng chí, tại phiên họp đầu tiên Ban Chấp hành bầu 3 đồng chí vào Ban Thường vụ: đồng chí Nguyễn Tuấn Anh được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã; đồng chí  Phạm Văn Diện được bầu làm Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã; đồng chí Phạm Bá Nhạn được bầu làm Phó Bí thư Thường trực trực Đảng uỷ

Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại dự Đại hội Đảng bộ Huyện Quan Hoá lần thứ 23 gồm 08 đồng chí là đại biểu chính thức; 01 đồng chí đại biểu dự khuyết.

Đại hội Đảng bộ xã Trung Sơn lần thứ 19 là Đại hội của “Đoàn kết - kỷ cương - đổi mới - phát triển”.

Tháng 4/2022, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã được Ban thường vụ Huyện ủy cho thôi tham gia BVT, BCH và thôi giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trung Sơn để tham gia BTV, BCH và giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Phú Sơn; đồng chí Ngô Sĩ Tâm, Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện, đại biểu HĐND huyện khóa XX được chỉ định tham gia BTV, BCH và giữ chức Bí thư Đảng ủy xã.

Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành Đảng bộ xã Trung Sơn (06/3/1963 – 06/3/2023), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; sự quan tâm, giúp đỡ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Trung Sơn đã chung sức chung lòng xây dựng quê hương bản làng ngày một tươi đẹp. Hơn nửa thế kỷ qua, là chặng đường ngắn ngủi so với tiến trình phát triển của dân tộc, cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới.

Trong chặng đường đấu tranh gian khổ đó, Đảng bộ cùng nhân dân các dân tộc xã nhà đã đạt được những thành tựu rực rỡ đó là: Sau khi có Đảng lãnh đạo, ánh sáng của Đảng đã nhanh chóng chiếu rọi đến từng bản làng xa nhất của quê hương, thông qua những người đảng viên đầu tiên - đó là những hạt giống đỏ đã nảy mầm trên sỏi đá, phong trào cách mạng ở xã Trung Sơn phát triển mạnh mẽ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của huyện Quan Hóa cũng như tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với nhân dân cả nước chiến đấu và chiến thắng hai kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phái tây Nam tổ quốc, mang lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến đó, đồng bào các dân tộc xã Trung Sơn đã không tiếc máu xương, công sức đóng góp cho cuộc kháng chiến. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tất cả cho kháng chiến”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”; Trong hơn nửa thế kỷ qua đầy những thử thách, cam go, song Đảng bộ xã Trung Sơn đã khẳng định những bước đi vững chắc trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới.

      Dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ huyện Quan Hóa. Đảng bộ và nhân dân Trung Sơn tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất. Nhờ tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của Nhà nước kết hợp với đặc điểm tình hình và các thế mạnh của địa phương. Trung Sơn đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, sớm ổn định cuộc sống của nhân dân, từng bước khôi phục lại nền kinh tế vốn đã kiệt quệ do chiến tranh gây ra.

Công tác giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm thường xuyên, đã giải quyết được nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục ở bậc Tiểu học, đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa.. Trạm y tế xã với đội ngũ y sĩ có nghiệp vụ ngày càng cao đủ khả năng phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương.

Phong trào ”đền ơn, đáp nghĩa” đối với những người có công với nước được toàn dân hưởng ứng. Công tác xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng được mở rộng.

Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn được giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố. Nhân dân nêu cao tinh thần sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác xây dựng Đảng được củng cố và tăng cường về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nhiều năm liền được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từng bước được đổi mới về phương thức hoạt động. Quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng và được phát huy trên các lĩnh vực

Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, Đảng bộ Trung Sơn đã rút ra được một số bài học thực tiễn trong quá trình vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương như sau:

1. Luôn quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp vào tình hình thực tế của địa phương

Kể từ khi tách khỏi Đảng bộ thuộc xã Trung Thành (1963) đến nay đã 60 nǎm. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Quan Hóa, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Sơn đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Chính vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Trung Sơn cũng luôn giữ vững lòng tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Chấp hành và vận dụng đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng của Đảng ta vào quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

2. Giữ vững truyền thống gắn bó máu thịt vốn có giữa Đảng bộ và nhân dân. Dựa vào sức mạnh của nhân dân để thực hiện thắng lợi các phong trào cách mạng tại địa phương

Từ những bài học kinh nghiệm đúc kết được qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và 02 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam có thể thấy, những thắng lợi của Đảng bộ có được là nhờ vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cùng với sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Chính vì vậy mà ngày nay Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển xã nhà. Mọi hoạt động của Đảng bộ đều phải đáp ứng đúng lợi ích và tâm tư nguyện vọng chính chính đáng của nhân dân. Luôn nắm vững bài học lấy dân làm gốc.

3. Chú trọng xây dựng bộ máy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng vững mạnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong tình hình mới

Ủy ban nhân dân thường xuyên cải cách bộ máy và năng lực hoạt động để chính quyền thực sự là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý điều hành, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém.

 Không ngừng kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân xã. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội.

Đảng bộ luôn khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng bộ và Chính quyền luôn quan tâm, hỗ trợ để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

4. Đảng bộ thường xuyên chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng

Yếu tố được Đảng bộ quan tâm hàng đầu là việc giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên trẻ. Luôn giữ vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng trong đó có việc tự phê bình và phê bình được coi là việc làm thường xuyên. Động viên, giúp đỡ đảng viên học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Coi trọng công tác phát triển đảng viên mới để đảm bảo đội ngũ kế thừa.

Từ những bài học kinh nghiệm qua 60 năm xây dựng và trưởng thành về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị của xã nhà. Trong thời gian tới sẽ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phát huy hơn nữa để cùng cả nước tiến lên từng bước vững chắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



[1] Được gắn với nhân vật lịch sử đó là ông Tiều Páng (nghĩa là con cả), ông là người đầu tiên khai khẩn vùng đất xã Trung Sơn. Chuyện kể rằng ông Tiều Páng thuộc dòng dõi nhà Khằm Ban, Mường Ca Da được cử đến mở mang bờ cõi vùng đất Trung Sơn. Hiện nay, nhân dân rất tôn thờ và đặt tên Mường là Mường Páng. Truyền thuyết kể lại rằng, bản Bó ngày xưa là bản do người Lào đi buôn cư trú và hình thành bản, hiện nay vẫn còn khu nghĩa địa của người Lào. Đến thời phong kiến có ông Quan Tiến (tức là Hà Văn Cựa) đến và thành lập nên bản Bó đến  nay.

[2] Có nghĩa là một vùng đất rộng và trù phú giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, trong khi dân số sống dải dác phân tán.

[3] Đ/c Hà Văn Hung nghỉ công tác, sau đó đồng chí Phạm Bá Thiền thay

[4] Phạm Bá Thiền, Vi Văn Thằn, Lò Khăm Thanh, Lương Thanh Xuân, Lương Xuân Dách, Vi Văn Thiền, Phạm Hùng Mười.

[5] Lò Khằm Thanh, Phạm Minh Thiệm, Vi Văn Thiền, Lương Thanh Xuân, Lương Xuân Mới, Lương Thị Hừng, Phạm Bá Thiền, Phạm Hùng Mười, Phạm Thạch Sanh.

[6] Lò Khăm Thanh, Phạm Minh Thiệm, Vi Văn Thiền, Phạm Thạch Sanh, Lương Thanh Xuân, Lương Thị Hừng, Lương Xuân Mới, Hà Công Liêm, Lương Thành Đô, Đỗ Tuấn Anh, Phạm Hùng Mười.

[7]  Lò Khăm Thanh, Vi Thành Thoa, Phạm Thạch Sanh, Phạm Bá Tuế, Phạm Minh Thiệm, Lương Ngọc Tuấn, Lương Thanh Xuân, Lương Thành Đô, Lương Thị Hừng, Hà Công Liêm, Lương Thị Ngoàn, Đỗ Tuấn Anh, Lương Xuân Mới